Tìm kiếm thông tin:
  Chuyên đề Bạn nhà nông
Nuôi
Trồng
Giống
Vật tư
Thiết bị - Công cụ
  Nhà nông tôn vinh
DNghiệp thân thiện
SPhẩm ưa chuộng
Nông dân thành đạt
  Trao đổi kinh nghiệm
Kinh nghiệm SX
Hỏi & đáp
  Danh bạ Bạn nhà nông
Cơ quan - Ban nghành
Hội - Hiệp hội
DN Sản xuất
DN Chế biến
DN D.Vụ-Thương mại
Trang trại
  Giới thiệu Bạn nhà nông
Website
Cẩm nang
Hồ sơ
Liên hệ


 Nông dân thành đạt

Ông Bảy thỏ

Đã từng nuôi lợn, gà công nghiệp, chim bồ câu, ngan Pháp… nhưng cuối cùng chỉ có con thỏ là "bén duyên" với vợ chồng bác thương binh Bùi Văn Bảy (Đại Đồng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Bác cũng là người đầu tiên nuôi thành công thỏ với quy mô hàng hoá ở Vĩnh Tường.

Chúng tôi đến khi vợ chồng bác Bảy vừa cho đàn thỏ ăn sáng. Biết được ý định của chúng tôi, cả 2 bác cười: "Các chú cứ vô tư hỏi, có bao nhiêu kinh nghiệm nuôi thỏ vợ chồng tôi sẽ nói hết...".

Theo bác Bảy, mô hình nuôi thỏ rất phù hợp với những hộ ND nghèo. Nuôi con lợn, con trâu, con bò muốn có lãi cục thì phải có vốn lớn. Nuôi thỏ thì chỉ cần vài trăm ngàn, thức ăn dễ kiếm, đa số tận dụng rau xanh, lương thực trong nhà, chi phí cho chuồng trại, thuốc phòng bệnh, công chăm sóc cũng không cao. Bác Nguyễn Thị Tùng - vợ bác Bảy kể? "Cách đây 3 năm, hơn 200 con ngan Pháp của gia đình tôi lăn ra chết.

Sau vụ đó, các con tôi khuyên bố mẹ nên nghỉ ngơi, tiền lương hưu không đủ chi tiêu thì chúng con chu cấp thêm". Nhưng vốn hay lam hay làm, hai bác ngồi không cảm thấy yếu người. Qua TV, sách báo bác được biết mô hình nuôi thỏ thịt của một ND trong miền Nam. Xa quá, bác không đi đến nơi được, có anh kỹ sư nông nghiệp dưới thị xã Vĩnh Yên giới thiệu cho bác địa chỉ Trung tâm Nghiên cứu Giống dê và thỏ ở Ba Vì (Hà Tây). "Giắt lưng mấy trăm ngàn, tôi lên Ba Vì, hỏi han kinh nghiệm, xin tài liệu kỹ thuật của các anh kỹ sư và "còn" 4 con thỏ giống về. Cái tên ông Bảy thỏ cũng xuất hiện từ ngày đó"- bác Bảy tâm sự.

Từ 2 đôi thỏ giống, đến nay bác cho sinh sản và gây nuôi được hàng chục con thỏ nái. Trung bình một con thỏ nái đẻ 7 lứa/năm, mỗi lứa 7-8 con, thậm chí 10 con, chỉ 1 tháng là xuất chuồng với giá 40.000 đồng/đôi. Trong 3 dãy chuồng xinh xắn, bác đang nuôi hơn 40 thỏ nái, 5 thỏ đực, mấy chục thỏ con chuẩn bị xuất chuồng đều là giống lai thỏ Đức, lông màu xám, đầu và tai to, sức đề kháng tốt. Trung bình mỗi tháng bác bán 130 con thỏ giống. Bác bảo, muốn nâng số lượng thỏ nái lên, nhưng 3 năm nay thỏ giống hút hàng. Nhiều người lặn lội từ Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang... và các huyện ở Vĩnh Phúc về mua. Bác Tùng kể: "Vợ chồng già nhà tôi sáng chăm thỏ, chiều làm vài séc cầu lông mỗi năm vẫn bỏ ống ngót nghét 20 triệu đồng".

Bác Bảy cho biết, mỗi con thỏ nái mỗi ngày chỉ ăn hết 1 lạnh ngô hạt và hơn 1 bó rau muống, khoảng 1.500 đồng. Đàn thỏ nái giống lai Đức rất mắn đẻ. Sau khi "vượt cạn" 2-3 ngày thỏ mẹ lại đòi "đực", nó có thể vừa nuôi con mọn, vừa mang thai. Vì vậy, nuôi thỏ rất phù hợp với nông thôn, nhất là với những hộ nghèo. Tiếng là khó nuôi, nhưng nếu được trang bị kinh nghiệm cũng như kiến thức thì lại dễ. Theo kinh nghiệm của bác, thành ruột thỏ rất mỏng, lượng men tiêu hoá ít nên hay bị bệnh ỉa chảy. Những hộ nuôi thỏ chết vì bệnh này thường do ăn phải thức ăn bẩn, rau có dư lượng thuốc sâu. Rau xanh chiếm từ 60-80% khẩu phần ăn hàng ngày của thỏ. Rau phải rửa sạch. Mùa mưa giảm lượng rau, tăng lượng thức ăn tinh. Không nên cho thỏ ăn ngô hạt trực tiếp, phải ngâm mềm hoặc xay nhỏ tẩm nước rồi mới cho ăn.

Hai bác tâm sự: "Con cái đi làm xa, nhà chỉ có hai ông bà già nên cố thì cũng chỉ chăm được mấy thỏ nái. Ai đến mua thỏ giống chúng tôi cũng đều bày cặn kẽ cách nuôi. Những người còn trẻ, chúng tôi còn khuyến khích lập trang trại nuôi thỏ quy mô lớn. Nếu nuôi cỡ trên 100 thỏ nái mỗi tháng lãi ròng dăm triệu đồng là chuyện dễ dàng. Cái khó nhất hiện nay là đủ thỏ giống. Nhiều người chuyên thu gom thỏ về chế biến các món đặc sản cho các nhà hàng, khách sạn đến gạ tôi bán thỏ giống, nhưng tôi đều từ chối. Nhiều ND đang cần thỏ giống còn phải chờ đến lượt, thì mình sao nỡ bán cho "đồ tể".

Nguồn tin: Nguyễn Công (Báo nông thôn ngày nay)


° Các tin khác
• Dê... giúp đổi đời
• Nuôi chim cút bằng 5 nuôi gà
• Một nông dân lập
• Cơ sở chăn nuôi heo quy mô lớn
• Trại 300 con heo
• Người nuôi bò giỏi nhất huyện Kiến Thuỵ
• Nuôi vịt trên vùng đồi
• Nuôi dê - cừu, thu nhập 100 triệu/năm
• "Vua dê cỏ"!
• Nuôi lợn trên vùng sơn cước
• Chuyện "Dân cày đường nhựa" nuôi heo
• Vua Vịt
• “Vua gà” ở Tuy Phước
• Người chăn nuôi giỏi ở thị trấn Lâm Thao
• Bắc Ninh: Nguy cơ từ những đàn gia cầm bị bỏ đói
• Ông chi hội trưởng đa tài
• Những triệu phú trên đất trung du
• Người nuôi đà điểu đầu tiên ở Bắc Ninh
• Nghề nuôi ngựa… đẻ
• "Vua Gà" đất Bắc
• “Vua bò úc”
• Vươn lên từ mô hình trang trại
• Anh "Hùng điều"
• Đổi lục bình, bẹ chuối lấy... ngoại tệ
• Làm giàu từ nấm và cá
• Trang trại
• Vua gà Tám Lợi
• Thoát nghèo nhờ... nhủi cua
• Làm giàu nhờ chăn nuôi
• Người đầu tiên đưa tre Bát Độ về Quảng Ninh

 

Trang web được thiết kế và lưu trữ tại VietnamNetweb